35 thuật ngữ về Blockchain - Phần 2
Blockchain được xem là một chủ đề mang tính chất kỹ thuật phức tạp. Trong đó, yêu cầu quan trọng để chúng ta có thể thăng tiến trong lĩnh vực này là phải hiểu cách các yếu tố kỹ thuật tương tác và gắn kết với nhau trong thế giới của chúng - thế giới blockchain hoặc cũng có thể là lĩnh vực kinh tế học với tiền điện tử và luật chơi của riêng nó. Trước khi nắm được các tương tác và hoạt động điều chúng ta cần phải làm đó là nắm được cơ bản các thuật ngữ về Blockchain. Chuỗi bài viết dưới đây sẽ là danh sách cơ bản của 35 thuật ngữ blockchain thường được sử dụng, các thuật ngữ này sẽ giúp chúng ta trong việc hiểu rõ hơn các cuộc trò chuyện về thế giới Blockchain.
19. Confirmation
Số lượng confirmation mà một khối có được tham chiếu đến số lượng khối đã được thêm vào sau khối đó trên blockchain. Mỗi khối được thêm vào được coi là một confirmation vì tất cả các nút trên mạng cũng gián tiếp xác nhận (confirm) các khối trước nó. Do đó, nếu 5 khối được thêm vào sau một khối, khối đó có 5 xác nhận. Một khối càng có nhiều xác nhận thì càng ít có khả năng bị thay đổi (khó bị tấn công hơn), do đó giao dịch được coi là an toàn hơn.
20. DAPP
dApp là viết tắt của ứng dụng phân tán (distribited Application). Những ứng dụng này được xây dựng dựa trên việc triển khai các hợp dồng thông minh trên các Blockchain và có tính phi tập trung (tự trị). CryptoKitties là một ví dụ cho dApp.
21. Genesis block
Genesis block là khối đầu tiên của một Blockchain. Khối đầu tiên của blockchain Bitcoin được tạo ra vào 03/01/2009 - cũng là ngày "khai sinh" của Bitcoin. Funfact: Khối đầu tiên của Blockchain trích dẫn tiêu đề của tờ the New York Times tại thời điểm được tạo “03/Jan/2009 Chancellor on brink of second bailout for banks”.
22. Stale block
Stale block là một khối hợp lệ, nhưng không được bao gồm trong chuỗi thực dài nhất của Blockchain. Stale block xuất hiện trong trường hợp có 2 khối (giả sử là A và B) được thêm mới và đều hợp lệ được broadcast trên mạng Blockchain, trong đó một vài node chấp nhận block A, một vài node chấp nhận block B. Tại thời điểm đó, cả hai block A và B đều được chấp thuận, tuy nhiên khi có một thợ đào nối dài chuỗi chứa block B, thì các node chấp thuận A phải xóa block A và chuyển sang chuỗi chứa block B. Từ đó, A được gọi là Stale block.
22. Orphan block
Orphan block là một khối (trên Bitcoin Blockchain) được nhận bởi một nút không (hoặc chưa) được xác nhận bởi khối mẹ (parent) của khối đóng vai trò xác nhận đó. Ví dụ cùng với stale block ở trên, giả sử nút 5 với hiện trạng chứa khối A (stale block) là khối cuối cùng bây giờ nhận được một khối mới được broadcast bởi một nút khác có khối B là khối cuối cùng của họ (khối được nhận bởi chuỗi gốc). Do đó, khối B là parent block của khối mới được broadcast trên mạng, nhưng hiện tại nút 5 chứa chuỗi bao gồm khối A chứ không phải chuỗi chứa khối B, vì thế nó không có thông tin về parent block của khối mới (nút này chưa bao giờ nhìn thấy khối B). Khối mới được broadcast được coi là ‘mồ côi’. Và tại nút 5 này khối không có parent block sẽ không được xác thực. Thay vào đó, nó sẽ yêu cầu tối đa 500 parent node của nó từ nút đã broadcast khối đó từ đó parent block hay grandparent block của khối orphan.
23. Uncle block
Một uncle block giống như một stale block nhưng là khái niệm trên trên blockchain Ethereum. Blockchain Ethereum xử lý khối nhanh hơn nhiều so với blockchain Bitcoin, có nghĩa là nó có cơ hội xảy ra trường hợp hai khối hợp lệ được phát đồng thời cao hơn. Điều này dẫn đến nhiều stale/uncle block, để giữ động lực cho những thợ, hệ sinh thái Ethereum đã quyết định vẫn thưởng cho những người khai thác trên các uncle block (75% phần thưởng gốc). Tuy nhiên, chúng vẫn giống như các stale block, không được thêm vào trong chuỗi khối gốc (và sau đó, uncle block được tính là không hợp lệ). Khi một blockchain xử lý khối nhanh hơn, điều này sẽ làm tăng số lượng uncle/stale block được tạo ra, tỉ lệ này thường được gọi là 'uncle rate'.
24. Cây Merkle: Merkle Tree
Cây merkle là khái niệm cơ bản của việc tạo chữ ký trên blockchain (hashing). Nó được gọi là cây vì chữ ký được tạo ra từ dữ liệu được kết hợp với các chữ ký khác sau đó để tạo ra một chữ ký mới. Điều này diễn ra liên tục và có thể được coi là cơ chế được sử dụng để kết nối các khối lại với nhau trên một blockchauin. Nó giống như hình dạng của cành cây, mọc ra từ nhau. Hình ảnh dưới đây minh họa một cây merkle.
25. Mạng ngang hàng: Peer-to-Peer
Peer-to-peer (P2P) là một mạng ngang hàng phi tập trung, nơi tất cả những người tham gia được kết nối trực tiếp với nhau mà không cần điểm kết nối trung tâm. Tất cả các peer (người tham gia, nút/thợ đào) được kết nối trực tiếp với nhau.
26. Khóa công khai: Public Key
Khóa công khai là địa chỉ ví của bạn và có thể cho các người dùng khác biết để gửi tin nhắn hoặc giao dịch với bạn.
27. Khóa riêng: Private Key
Khóa riêng là khóa riêng tư cho phép chủ sở hữu ví gửi các giao dịch đã ký từ địa chỉ tương ứng của họ (khóa công khai).
28. ASIC
ASIC là viết tắt của mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng (application specific integrated circuit), về cơ bản khái niệm này đề cập đến phần cứng được thiết kế đặc biệt để thực hiện một cách tối ưu một tác vụ (chẳng hạn như hashing). Do đó, các máy khai thác ASIC (phần cứng) được thiết kế đặc biệt để thực hiện băm nhanh nhất có thể nhằm tăng sức khai thác.
29. Ví nóng: Hot wallet
Ví nóng là một ví trực tuyến. Khi nói về ví nóng, chúng ta thường đề cập đến ví dùng trao đổi trực tuyến vì tiền trong ví là có sẵn và có thể chuyển cho người dùng, người mua và người bán. Khi một ví đang trực tuyến kết nối với Internet, dữ liệu của ví đó dễ bị tin tặc hoặc các thực thể độc hại tấn công hơn.
30. Multi-signature
Multi-signature là chữ ký được hình thành bởi nhiều chữ ký khác kết hợp lại với nhau. Một số hoạt động hoặc hành động trên blockchain có thể yêu cầu chữ ký kết hợp này, có nghĩa là nhiều người dùng (địa chỉ) được yêu cầu ký vào hoạt động để nó được thực thi.
31. Oracles
Một Oracle theo nghĩa blockchain, nó là một ứng dụng phần mềm xác minh các sự kiện xảy ra trong thế giới thực và gửi thông tin này tới các blockchain. Oracles về cơ bản là chuyển đổi dữ liệu và truyền dữ liệu, chuyển đổi các sự kiện xảy ra trong thế giới thực thành dữ liệu cho các blockchain.
32. Ví nóng: Hot wallet
Ví nóng là một ví trực tuyến. Khi nói về ví nóng, chúng ta thường đề cập đến ví dùng trao đổi trực tuyến vì tiền trong ví là có sẵn và có thể chuyển cho người dùng, người mua và người bán. Khi một ví đang trực tuyến kết nối với Internet, dữ liệu của ví đó dễ bị tin tặc hoặc các thực thể độc hại tấn công hơn.
33. Ví lạnh: Cold wallet
Ngược lại, ví lạnh là ví ngoại tuyến. Nó không được kết nối với internet và vì vậy dữ liệu của nó không thể truy xuất được bởi bất kỳ hacker hoặc tổ chức độc hại nào. Ví dụ về ví lạnh là Sổ cái Nano (USB) hoặc đơn giản là ví bản cứng (Giấy có mã QR và khóa cá nhân trên đó).
34. Satoshi
Satoshi là mức chi tiết nhỏ nhất của một loại tiền điện tử nhất định, hay còn gọi là thực thể thập phân nhỏ nhất của tiền điện tử. Ví dụ đối với Bitcoin 0,00000001 BTC (8 chữ số thập phân) là cách chia Bitcoin nhỏ nhất gọi là một Satoshi.
35. Sách trắng: White paper
Sách trắng là một bài báo chuyên sâu về một chủ đề cụ thể, nội dung sách trắng trình bày một vấn đề và đưa ra giải pháp khả thi. Các ý tưởng blockchain mới thường được trình bày trong sách trắng.