35 thuật ngữ về Blockchain - Phần 1
Blockchain được xem là một chủ đề mang tính chất kỹ thuật phức tạp. Trong đó, yêu cầu quan trọng để chúng ta có thể thăng tiến trong lĩnh vực này là phải hiểu cách các yếu tố kỹ thuật tương tác và gắn kết với nhau trong thế giới của chúng - thế giới blockchain hoặc cũng có thể là lĩnh vực kinh tế học với tiền điện tử và luật chơi của riêng nó. Trước khi nắm được các tương tác và hoạt động điều chúng ta cần phải làm đó là nắm được cơ bản các thuật ngữ về Blockchain. Chuỗi bài viết dưới đây sẽ là danh sách cơ bản của 35 thuật ngữ blockchain thường được sử dụng, các thuật ngữ này sẽ giúp chúng ta trong việc hiểu rõ hơn các cuộc trò chuyện về thế giới Blockchain.
1. Thuật toán đồng thuận: Consensus Algorithm
Có lẽ một trong những thuật ngữ quan trọng nhất để hiểu được sự khác biệt cơ bản giữa các loại tiền điện tử. Thuật toán đồng thuận là yếu tố xác định cách thức đạt được sự đồng thuận trên blockchain. Nói cách khác, nó là một phần của giao thức blockchain - mô tả cách chọn ra người có khả năng xác thực các khối dữ liệu (sau đó nhận được phần thưởng) và cách những người khác có thể xác minh tính hợp pháp của nó. Tất cả các thực thể tham gia trên blockchain phải tuân thủ và tuân theo cùng một thuật toán đồng thuận.
2. Bằng chứng công việc: Proof-of-Work
Thuật toán đồng thuận Proof-of-Work có lẽ là thuật toán phổ biến nhất và được sử dụng trên blockchain Bitcoin. Khi thuật toán PoW được áp dụng, miner đầu tiên đưa ra 'bằng chứng công việc' cho một khối sẽ được phép xác nhận nó. Bằng chứng công việc này có thể được tạo ra bằng cách chèn liên tục dữ liệu giao dịch (block) + chuỗi chữ số ngẫu nhiên (nonce) vào công thức (hash), cho đến khi tìm thấy kết quả mong muốn (the proof of work). Những miner khác có thể xác minh bằng chứng công việc bằng cách lấy chuỗi đầu vào đã được đưa ra và thực hiện tính toán bằng các công thức tương tự để xem liệu kết quả có thực sự như những gì đã trình bày hay không. PoW đã được tranh luận sôi nổi như một thuật toán đồng thuận gây tranh cãi vì chi phí điện liên quan đến việc thực hiện các phép tính công thức.
3. Băm: Hashing
Hashing là quy trình mà miner trên blockchain Proof-of-Work liên tục lặp lại để tìm ra chữ ký (signature) đủ điều kiện (hay còn gọi là bằng chứng công việc). Nói cách khác, nó là thủ tục chèn liên tục một chuỗi chữ số ngẫu nhiên vào công thức băm cho đến khi tìm được đầu ra mong muốn.
4. Nonce
Nonce là một phần thiết yếu của các khối được xử lý trong Blockchain Proof-of-Work. Nonce là một phần dữ liệu nhỏ trong khối có thể được thay đổi ngẫu nhiên và lặp đi lặp lại mọi lúc để miner có thể tiếp tục băm dữ liệu của toàn bộ khối (thay đổi mỗi khi nonce thay đổi) cho đến khi họ tìm thấy kết quả phù hợp (signature).
5. Bằng chứng cổ phần: Proof-of-Stake
Thuật toán đồng thuận Proof-of-Stake được sử dụng bởi Blackcoin và một phần của Ethereum. Khi thuật toán PoS được áp dụng, những thợ đào (miner) đặt cược tiền điện tử để tăng cơ hội được chọn làm người xác thực khối. Tiền điện tử "đặt cọc" được khóa dưới dạng tiền gửi để đảm bảo nthợ đào xác thực khối theo đúng các quy tắc. Nếu người thợ đào vi phạm các quy tắc, khoản tiền gửi sẽ bị tiêu hủy. Ngược lại với PoW, PoS có ít chi phí hơn cho các thợ đào (PoW đòi hỏi nhiều điện năng và chi phí phần cứng cho quá trình băm, PoS chỉ yêu cầu những thứ như thiết lập máy chủ, bảo vệ DDoS, ...).
6. Bằng chứng tác giả: Proof-of-Authority
Thuật toán đồng thuận Proof-of-Authority là một dạng thay thế cho thuật toán PoS. Thay vì đặt cược tiền điện tử, trong PoA bạn đặt cược danh tính của mình. Điều này có nghĩa là tự nguyện tiết lộ bạn là ai để đổi lấy quyền xác thực các khối. Bất kỳ hành động độc hại nào bạn thực hiện với dưới quyền của người xác thực, danh tính của bạn sẽ bị tiết lộ. Các blockchains PoA yêu cầu một loại quá trình KYC cẩn thận (một quy trình xác minh xác định bạn thực sự là người mà bạn tuyên bố).
7. Hyperledger
Hyperledger là một dự án hợp tác mã nguồn mở được tạo ra để thúc đẩy công nghệ Blockchain đa ngành. Hyperledger là một nền tảng tập hợp các công ty và developers để phối hợp và xây dựng các blockchain framework trên các ngành công nghiệp khác nhau. Sáng kiến Hyperledger có hơn 100 thành viên, bao gồm các doanh nghiệp như IBM, Samsung, Deutsche Borse, American Express, BNP Paribas và Wells Fargo.
8. Permissionless blockchains
Blockchain không cần sự cho phép là một blockchain mà người dùng không cần sự cho phép của bất kỳ ai trên mạng để thực hiện một số hành động nhất định, bao gồm cả việc tham gia mạng. Do đó, nó được cung cấp công khai cho bất kỳ ai, thường rất minh bạch và phân cấp. Quyền (biểu quyết) được phân bổ đồng đều giữa tất cả những người tham gia mạng. Ví dụ: Bitcoin (BTC), Litecoin (LTC).
9. Permissioned blockchains
Các blockchain cần sự cho phép thì ngược lại. Các node hoặc thực thể cụ thể trên các blockchain này có quyền cấp quyền cho những người khác, cho phép họ chỉ định người xác nhận và cho phép hoặc từ chối quyền truy cập vào mạng. Các blockchains được cấp phép có cơ quan quản lý tập trung, có thể là hệ sinh thái đóng và riêng tư, và thường kém minh bạch hơn. Ví dụ: Ripple (XRP). Các blockchain này thường được triển khai trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh nội bộ.
10. Lightning network
Mạng sét là một lớp bổ sung (“lớp 2”) trên một blockchain (ví dụ: trên Bitcoin) cho phép xử lý giao dịch nhanh hơn bằng cách sử dụng ‘các kênh thanh toán’. Một kênh thanh toán có thể được mở giữa các peers (các bên) đăng ký tất cả các giao dịch giữa các bên này mà không cần gửi tất cả chúng thẳng đến blockchain gốc. Khi kênh thanh toán bị đóng, tất cả các giao dịch được giải quyết với nhau và kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch được gửi đến blockchain gốc.
11. Plasma
Plasma là khái niệm Lightning Network được triển khai trên Ethereum.
12. Sharding
Sharding là một dạng phân vùng của một blockchain. Thay vì xử lý tất cả các giao dịch trên một blockchain, các blockchain khác được chạy trên blockchain này. Tất cả họ đều xử lý các giao dịch và gửi các bản cập nhật thường xuyên của sổ cái tới blockchain lớp đầu tiên, nơi đăng ký các bản cập nhật của sổ cái blockchains lớp thứ hai để mạng trên blockchain lớp đầu tiên sẽ không bị tắc nghẽn vì khối lượng giao dịch cao (tương tự như thanh toán trên các kênh đưuọc đề cập trong trong Lightning Network, nhưng Sharding liên quan đến các chuỗi khối nhỏ hơn được kết nối với chuỗi khối chính). Các blockchain lớp thứ hai có thể xử lý nhiều giao dịch được kết hợp đồng thời hơn. Cộng đồng Ethereum hiện đang thử nghiệm khái niệm về sharding.
13. Fungible
Fungible có nghĩa là hàng hóa đang được đề cập giống hệt nhau, có thể thay thế cho nhau mà không có khác biệt gì. Trong tiền điện tử, chúng ta thường nói về các token có thể là fungible hoặc non-fungible. Một fungible token có thể thay thế là Bitcoin. Một Bitcoin đang và sẽ luôn là một Bitcoin, giống như bất kỳ Bitcoin nào khác. Tuy nhiên, một số token khác thì không thể thay thế được, nghĩa là những token này có sự khác biệt. Một ví dụ là CryptoKitties, về mặt kỹ thuật, việc trao đổi CryptoKitties được thực hiện bằng cách trao đổi token, nhưng mỗi token CryptoKitties là duy nhất, vì nó phản ánh một chú mèo khác nhau. Những token này không thể thay thế được vì chúng có các đặc tính khác nhau.
14. Hard fork
Thường đề cập đến sự phân chia chuỗi, trong đó việc nâng cấp mạng buộc miner và các nút phải lựa chọn giữa mạng được nâng cấp hoặc phiên bản gốc của mạng. Cả hai mạng sẽ hoạt động riêng biệt kể từ đây và sẽ không còn tương tác với nhau. Một miner chỉ có thể đặt tài nguyên của mình để hoạt động trên một trong các chuỗi, không thể đặt trên cả hai (trong trường hợp PoW, nhưng nó khá phức tạp trong trường hợp của PoS). Hard fork thực tế có nghĩa là lịch sử của blockchain cho đến thời điểm đó đã được sao chép và điều chỉnh bởi mạng được nâng cấp, dẫn đến hai chuỗi khác nhau và hai loại tiền điện tử khác nhau. Các sàn giao dịch tiền điện tử và ứng dụng ví tiền điện tử cũng sẽ cần điều chỉnh phần mềm của họ để tiếp tục hỗ trợ tiền điện tử mới. Cũng có thể họ chọn phát triển phần mềm mới cho phiên bản nâng cấp của tiền điện tử, nhưng cũng giữ nguyên phần mềm gốc để ứng dụng hỗ trợ cả hai chuỗi và cả hai đồng tiền (ví dụ: Bitcoin và Bitcoin Cash), họ cũng có thể chọn chỉ hỗ trợ một trong các phiên bản, điều này gây áp lực cho cộng đồng theo dõi.
15. Soft fork
Soft fork ngụ ý nâng cấp giao thức mạng, giống như hard fork, nhưng nó không buộc miner và các node phải lựa chọn giữa mạng cũ hoặc mạng mới. Các node và miner cũ vẫn có thể tham gia vào mạng mới mà không cần nâng cấp. Tuy nhiên, nếu mạng cũ vẫn nắm giữ phần lớn sức mạnh khai thác, nó sẽ bắt đầu dẫn đến một vấn đề phức tạp. Các node được nâng cấp không thể tham gia vào mạng lưới của các nút cũ. Do đó, nếu các nút cũ tạo chuỗi riêng của chúng, thì soft fork vẫn dẫn đến việc chia tách chuỗi.
16. Thợ đào: Miner (hoặc forger)
Miner là một node trên mạng đang cố gắng thêm các khối mới vào blockchain. Trên blockchain Proof-of-Work, một miner thực hiện điều này bằng cách băm. Node khai thác các blockchain Proof-of-Stake thường được gọi là 'forgers', vì họ thêm các khối vào blockchain bằng cách đặt cọc.
17. Node - Validator - Client
Về cơ bản, một node là một máy chủ nhỏ lưu trữ, cập nhật và truyền phát một bản sao đầy đủ của blockchain, một blockchain tồn tại trên các node . Nếu không có node nào trực tuyến, thì một blockchain sẽ ở trong thái ngoại tuyến, không thể cập nhật hoặc sử dụng. Trong trường hợp Proof-of-Work, những người khai thác luôn được yêu cầu chạy một full-node để khai thác.
18. Hợp đồng thông minh: Smart Contracts
Hợp đồng thông minh là một hợp đồng kỹ thuật số được lập trình trên một blockchain (được thiết kế đặc biệt để lưu trữ các hợp đồng thông minh). Một hợp đồng thông minh được triển khai tại một địa chỉ trên blockchain và không thể di chuyển hoặc thay đổi. Hợp đồng (về cơ bản là một tập lệnh) hoạt động và thực thi hoàn toàn tự động mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên thứ ba. Nó được công bố rộng rãi cho mọi người đọc và sử dụng. Một hợp đồng thông minh thường đi kèm với các token. Các token này được tạo ra tại nơi triển khai hợp đồng. Dưới đây là một ví dụ về cách hợp đồng thông minh có thể hoạt động: một hợp đồng thông minh có tên là "supercontract" được triển khai và tạo 1.000 "supercoin" trên một địa chỉ. Hợp đồng được lập trình để tự động gửi 1 supercoin trở lại mỗi địa chỉ gửi đến địa chỉ của hợp đồng 1 Bitcoin. Mặc dù hợp đồng thông minh không thể thay đổi, nhưng có một số thủ thuật thông minh để cập nhật hợp đồng thông minh. Ví dụ như một dòng code ghi đè lên, đề cập đến một hợp đồng không tồn tại mà chỉ bạn mới có thể tạo trong tương lai (bằng cách bao gồm một địa chỉ dành riêng cho bạn chẳng hạn), hợp đồng bị bỏ qua nếu nó không tồn tại. Một ví dụ khác là sao chép hợp đồng thông minh, cập nhật, thay đổi địa chỉ và triển khai trên địa chỉ mới này. Sau đó, đăng nhập vào địa chỉ hợp đồng thông minh cũ và gửi tất cả các token đến địa chỉ hợp đồng mới.