Hợp đồng thông minh (Smart Contract)
Bài viết này không phải là một lời khuyên về việc đầu tư tài chính mà sẽ đề cập đến các khía cạnh chính của hợp đồng thông minh và ý nghĩa cơ bản của chúng đối với blockchain và tiền điện tử.
Có lẽ bạn đã được nghe đi nghe lại nhiều lần những thuật ngữ như “mạng phi tập trung” (decentralized networks) và “hợp đồng thông minh” (smart contract) trên các trang tin tức có liên quan đến tài sản kỹ thuật số (digital asset). Chắc chắn rằng, bạn vẫn có thể tiếp tục đầu tư vào các tài sản kỹ thuật số này - ví dụ như tiền điện tử - mà không cần biết các chi tiết phức tạp của các dự án. Tuy nhiên, hiện nay các nhà đầu tư thành công đang ngày càng phải làm quen với các thuật ngữ cơ bản như “hợp đồng thông minh” để thực sự hiểu được tầm quan trọng của công nghệ đang đứng phía sau tiền điện tử. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một cách chi tiết hơn về hợp đồng thông minh qua việc cân nhắc các yếu tố từ lịch sử cho đến các ứng dụng của nó ngày nay.
Lịch sử của Hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh là gì?
Sau khi tìm hiểu qua lịch sử ra đời của hợp đồng thông minh, hãy cùng phân tích chúng từ nhiều khía cạnh khác cũng như tầm quan trọng của nó. Hợp đồng thông minh là một giao thức (protocol) đặc biệt nhằm đóng góp, xác minh, thương lượng hoặc thực hiện hợp đồng. Cụ thể là, các hợp đồng thông minh là lý do tại sao blockchain được gọi là “phi tập trung” (decentralized), vì chúng cho phép chúng ta thực hiện các giao dịch có thể theo dõi, không thể đảo ngược và an toàn mà không cần bên thứ ba.
Hợp đồng thông minh chứa tất cả thông tin liên quan đến giao dịch và chỉ tiến hành các hành động sau khi các yêu cầu được đáp ứng. Điều khác biệt giữa hợp đồng thông minh với hợp đồng giấy truyền thống là các hợp đồng thông minh được tạo ra từ máy tính. Vì vậy, nó chính là các mã để giải thích nghĩa vụ của các bên liên quan. Trên thực tế, các bên tham gia vào hợp đồng thông minh thường là những người xa lạ trên Internet, bị ràng buộc bởi một thỏa thuận được tạo ra bằng công nghệ nhưng có tính ràng buộc này.
Hợp đồng thông minh hoạt động như thế nào?
Các hợp đồng thông minh được sử dụng trong các blockchain networks hoạt động tương tự như một máy bán hàng tự động. Cách hoạt động như sau: bạn nhập Bitcoin hoặc bất cứ thứ gì bạn đang chuyển vào máy bán hàng tự động (trong trường hợp này là sổ cái ledger). Khi đầu vào (input) của bạn đáp ứng được mã trong hợp đồng thông minh, nó sẽ tự động thực hiện các nghĩa vụ mà cả hai bên đã thỏa thuận.
Các nghĩa vụ được viết thành mã dưới dạng “nếu thì”, Ví dụ: “Nếu người A hoàn thành nhiệm vụ 1, thì khoản thanh toán từ người B sẽ được chuyển cho người A.” Bằng việc sử dụng giao thức này, các hợp đồng thông minh cho phép trao đổi tất cả các loại tài sản với mỗi hợp đồng được sao chép và lưu trữ trong các sổ cái phi tập trung. Bằng cách này, không có thông tin nào có thể bị sửa đổi hoặc bị hư hỏng trong khi mã hóa dữ liệu hoạt động để đảm bảo ẩn danh hoàn toàn giữa những người tham gia. Mặc dù các hợp đồng thông minh chỉ có thể hoạt động với các tài sản thuộc hệ sinh thái kỹ thuật số, nhưng nhiều ứng dụng khác đang được nghiên cứu để kết nối thế giới “thực” và kỹ thuật số.
Hợp đồng thông minh được viết và hoạt động theo logic. Miễn là các yêu cầu đầu vào - được nêu trong mã - được thỏa mãn, phần còn lại của các nghĩa vụ sẽ được thực hiện trong một mạng an toàn và loại bỏ nhu cầu tin cậy.
Ngôn ngữ và chương trình mã hóa
Để thực sự viết được một hợp đồng thông minh, bạn phải sử dụng Ngôn ngữ hợp đồng thông minh (Smart Contract Language - SCL). Đây là những ngôn ngữ lập trình được sử dụng để trực tiếp viết một hợp đồng thông minh hoặc để biên dịch nó. Solidity là một ngôn ngữ lập trình để viết các hợp đồng thông minh chạy trên máy ảo Ethereum trên Blockchain. Đó là một ngôn ngữ cấp cao, mang tính hợp đồng hóa, có cú pháp (syntax) tương tự như JavaScript và được thiết kế để nhắm vào mục tiêu Máy ảo Ethereum.
Máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine - EVM) là runtime environment của các hợp đồng thông minh trong Ethereum. Nó bị cô lập hoàn toàn, có nghĩa là các mã code chạy bên trong EVM không có quyền truy cập vào mạng, hệ thống tệp hay các quy trình khác. Các hợp đồng thông minh sẽ bị hạn chế quyền truy cập vào các hợp đồng thông minh khác, và hoạt động riêng biệt trên mạng blockchain.
Có ba bước chính để viết một hợp đồng thông minh trên mạng Ethereum:
Hợp đồng thông minh được viết bằng ngôn ngữ cấp cao Ethereum
Được biên dịch thành bytecode bằng trình biên dịch EVM
Được tải lên mạng blockchain bằng máy Ethereum client
Một trong những tài nguyên trực tuyến được biết đến rộng rãi nhất dành cho những người quan tâm đến hợp đồng thông minh và mã nguồn mở là GitHub. Đây là một nền tảng trực tuyến để các nhà phát triển lưu trữ mã phần mềm (software code) của họ. Mọi đoạn mã của bạn sẽ được lưu trữ trong kho lưu trữ, về cơ bản là một thư mục lưu trữ tất cả các thành phần của mã của bạn. Cách mọi người thường làm là copy và paste kho lưu trữ của người khác vào tài khoản của họ, sau đó thực hiện các thay đổi hoặc chỉnh sửa nhỏ để biến nó thành của riêng họ, hay còn gọi là fork. Điều hướng trang bằng cách tìm kiếm các dự án và kho lưu trữ có thể giúp các dự án của riêng bạn. Khi bạn đã tìm thấy kho lưu trữ mà mình đang tìm kiếm, hãy mở ra và tìm kiếm qua từng phần phức tạp được liệt kê bên dưới nội dung chứa nhiều mã hữu ích. Sử dụng các chương trình và tài nguyên nói trên, bạn có thể tạo các hợp đồng thông minh của riêng mình.
Hợp đồng thông minh được viết bằng SCL và hợp đồng thông minh Ethereum hoạt động nhờ Máy ảo Ethereum. Đây là runtime environment cho các hợp đồng thông minh trong Ethereum.
Ưu và nhược điểm của Hợp đồng thông minh
Cũng giống như bất kỳ giao thức hệ thống mới khác, hợp đồng thông minh không hoàn hảo. Có một số lợi ích và hạn chế liên quan đến việc sử dụng hệ thống hợp đồng thông minh, bao gồm cả hiệu quả làm việc và việc thiếu các quy định liên quan. Cụ thể là:
Các ưu điểm chính của việc sử dụng hợp đồng thông minh bao gồm hiệu quả cao hơn khi xử lý tài liệu. Tất cả là nhờ vào khả năng giả định một quy trình hoàn toàn tự động không yêu cầu bất kỳ sự tham gia của cá nhân nào mà chỉ yêu cầu bạn đáp ứng các yêu cầu đầu vào được nêu trong đoạn mã code trong hợp đồng thông minh. Kết quả là bạn sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhờ cắt giảm chi phí và độ chính xác cao trong việc thực hiện các giao dịch không thể thay đổi. Ngoài ra, hợp đồng thông minh loại bỏ mọi sự can thiệp của bên thứ ba, làm tăng thêm tính chất phi tập trung của mạng.
Mặt khác, cũng có khá nhiều vấn đề nảy sinh từ việc sử dụng các hợp đồng thông minh. Một số hạn chế này bao gồm lỗi gây ra bởi con người, khó ứng dụng hoàn toàn và tình trạng pháp lý không chắc chắn.
Trong khi nhiều người coi bản chất không thể thay đổi của hợp đồng thông minh là một trong những lợi ích chính của việc sử dụng nó, một số quan điểm cho rằng tính năng này là một vấn đề lớn. Vì con người có khả năng mắc lỗi khi tạo ra hợp đồng thông minh nên một số thỏa thuận ràng buộc này có thể chứa các lỗi không thể sửa chữa. Ngoài ra, hợp đồng thông minh chỉ có thể được sử dụng với các tài sản thuộc hệ sinh thái kỹ thuật số, đặt ra một vấn đề khi kết nối với tài sản trong thế giới thực. Cuối cùng và quan trọng nhất, hợp đồng thông minh có rất ít hoặc không chịu sự kiểm soát của bất kỳ quy định hay nghĩa vụ nào được thỏa thuận trong mã. Việc thiếu quy định pháp lý có thể khiến một số người dùng thận trọng khi giao dịch trên mạng này.
Ưu điểm của việc sử dụng hợp đồng thông minh bao gồm hiệu quả cao hơn khi xử lý giao dịch, giao dịch không thể đảo ngược và an toàn cũng như các quy trình hoàn toàn tự động. Mặt khác, một số hạn chế bao gồm thiếu quy định pháp lý, lỗi do con người và các vấn đề thực hiện.
Các ứng dụng của Hợp đồng thông minh
Mặc dù các hợp đồng thông minh đã được thực hiện trong các blockchain network khác nhau, nhưng các hợp đồng quan trọng và phổ biến nhất vẫn là Bitcoin và Ethereum. Đúng vậy, mặc dù Bitcoin được biết đến với việc thực hiện các giao dịch bằng tiền điện tử Bitcoin, nhưng giao thức của nó cũng có thể được sử dụng để tạo các hợp đồng thông minh. Bitcoin thực sự cung cấp một ngôn ngữ lập trình cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh được thiết lập như các kênh thanh toán.
Như đã nói, Ethereum vẫn là framework nổi bật nhất cho hợp đồng thông minh, vì nó được tạo ra đặc biệt để hỗ trợ việc sử dụng các hợp đồng thông minh. Được lập trình bằng ngôn ngữ Solidity, framework hợp đồng thông minh Ethereum tạo điều kiện thuận lợi cho mạng phi tập trung để xử lý các giao dịch sử dụng hợp đồng thông minh.
Với các trường hợp sử dụng trong tất cả các loại ngành khác nhau ngoài tiền điện tử, các hợp đồng thông minh có thể được sử dụng hiệu quả trong các cuộc bầu cử, cải tiến chuỗi cung ứng và thậm chí cả Thương mại điện tử. Do đó, những người đam mê tiền điện tử đã rất hứng thú với những phát triển gần đây của hợp đồng thông minh vì nó hoạt động cùng với công nghệ blockchain để cách mạng hóa từ kỹ thuật số.
Hợp đồng thông minh có thể được tạo ra bằng Bitcoin và Ethereum. Nhiều ngành công nghiệp khác có thể hưởng lợi từ việc sử dụng các hợp đồng thông minh bao gồm chính trị, chuỗi cung ứng và Thương mại điện tử.
Kết luận
Vậy rốt cuộc hợp đồng thông minh có thực sự thông minh không? Việc triển khai nó mang lại hiệu quả cao hơn trong việc thực hiện các giao dịch trên mạng blockchain, đồng thời cũng đưa ra lý do để xem xét các giao thức này một cách thận trọng. Hiện nay, ngày càng nhiều dự án đang tìm cách kết hợp chúng vào network của họ mà không rời khỏi hệ thống hợp đồng thông minh ethereum. Khi các nghiên cứu sâu rộng về hợp đồng thông minh tiếp tục được thực hiện, tin tức về nó sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nhưng quan trọng nhất, đừng quên nhận thức được tầm quan trọng mà hợp đồng thông minh mang lại khi các giao dịch được thực hiện trên blockchain network một cách an toàn, loại bỏ nhu cầu tin cậy và phân tán.
Theo tác giả: CoinBundle Team
Dịch bởi: Devera Academy