Chọn SQL hay NoSQL database?
Cơ sở dữ liệu NoSQL đang ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết, một ví dụ điển hình là MongoDB. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp chúng ta sẽ vẫn cần đến sức mạnh đến từ cơ sở dữ liệu SQL. Điểm khác biệt chính giữa hai cơ sở dữ liệu này là gì? Làm sao để chọn được sơ sở dữ liệu phù hợp cho ứng dụng mà bạn sắp bắt tay vào xây dựng? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Sự khác biệt giữa SQL và NoSQL
Trong cơ sở dữ liệu MongoDB (một loại NoSQL), dữ liệu của chúng ta được lưu dưới dạng JSON, trong khi đó các cơ sở dữ liệu SQL được lưu dựa trên cấu trúc bảng và mối quan hệ giữa chúng.
NoSQL có gì nổi bật?
Việc thêm và truy xuất dữ liệu đơn giản hơn
Cơ sở dữ liệu SQL khi thêm vào một đối tượng dữ liệu mới bạn cần quan tấm đến mối quan hệ giữa dữ liệu đó với dữ liệu ở các bảng khác có liên quan (có thể là ghi thêm/sử đổi dữ liệu trên một bảng khác nếu cần). Còn đối với NoSQL các thông tin liên quan được lưu trữ trong cùng một block làm cho việc chèn thêm được dễ dàng hơn.
Lược đồ linh hoạt
Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu trong SQL là một công việc hết sức khó khăn. Khi chúng ta thêm một thuộc tính mới vào một bảng nào đó trên lược đồ dã xây dựng trước, ta phải thực hiện thêm thuộc tính mới đó vào toàn bộ các dòng của bảng dữ liệu, kể cả các dữ liệu cũ. Còn với NoSQL bạn hoàn toàn có thể quyết định việc thuộc tính mới đó chỉ áp dụng cho các dữ liệu mới vừa tạo.
Khả năng mở rộng
Với SQL database chúng ta cần sử dụng kỹ thuật sharding để cải thiện tốc độ truy vấn cũng như khả năng mở rộng. Sharding là một kỹ thuật chia nhỏ lượng dữ liệu lưu trữ thành từng nhóm nhỏ dựa trên các thuộc tính. Còn NoSQL các kỹ thuật chia dữ liệu này được xây dựng sẵn cho việc mở rộng dữ liệu lưu trữ - "build for scale".
Khả năng phân tích
Các cơ dở dữ liệu NoSQL cung cấp một khả năng tìm các số liệu dễ dàng hơn.
Còn SQL thì sao?
Cập nhật nhanh chóng
Nếu như dữ liệu của bạn thường xuyên được cập nhật thì NoSQL không hẳn là một sự lựa chọn tốt. Bởi, cơ sở dữ liệu NoSQL cần xem qua toàn bộ block trước khi tìm đến đúng thuộc tính mà chúng ta muốn chỉnh sửa, trong khi đó với SQL chúng ta có thể duyệt đến trực tiếp thông qua cột của các bảng.
Tính nhất quán
Dữ liệu lưu trong NoSQL có thể trùng lắp, có cùng cả key-value nhưng SQL có cơ chế khóa chính giúp đảm bảo dữ liệu là duy nhất cho mỗi dòng. Nhất quán dữ liệu cũng là một vấn đề của NoSQL, các tính chất đặc trưng của SQL là ACID (Atomicity, Consistency, Isolation, Durability) cũng khó để áp dụng hoàn hảo trong NoSQL. Vì thế, NoSQL thường không được sử dụng trong các hệ thống tài chính.
Tốc độ đọc ổn định
Đối với cơ sở dữ liệu hướng tài liệu như MongoDB thì việc đọc một thuộc tính cần có giai đoạn duyệt qua cả Block để tìm. Còn SQL có thể duyệt đến trực tiếp thông qua cột dữ liệu.
Quan hệ giữa các bảng dữ liệu
Với cơ sở dữ liệu quan hệ như MySQL chúng ta biết được các bảng khác nhau có mối quan hệ như thế nào thông qua các ràng buộc toàn vẹn tương ứng đối với dữ liệu trong một bảng hoặc giữa các bảng.
Không có gì là hoàn hảo cho mọi trường hợp cả, thể nên chúng ta cần quyết định dựa trên thực tế rằng ứng dụng của bạn đang cần điều gì? Nếu là một ứng dụng cần đến khả năng mở rộng đề chứa được nhiều dữ liệu mà việc cập nhật dữ liệu đó là rất ít so với ghi thêm thì NoSQL là một sự lựa chọn tốt. Nếu dữ liệu của bạn cần phải cập nhật thường xuyên và phải tuân theo một ràng buộc về quan hệ nào đó thì SQL chính là thứ mà bạn nên cân nhắc. Hãy phân tích những điều mà ứng dụng của bạn đang cần, so sánh với các ưu điểm của từng loại cơ sở dữ liệu để có thể đưa ra lựa chọn hợp lý nhé!